Các cuộc đua thuyền rồng và món bánh ú là hai điểm nhấn chính của Lễ hội Đua Thuyền Rồng.

Truyền thống lâu đời vẫn tồn tại trên đất nước Singapore hiện đại với Lễ hội Đua Thuyền Rồng, một lễ hội truyền thống của Trung Hoa có nguồn gốc từ truyền thuyết dưới thời Chiến quốc của Trung Hoa.

Đua thuyền rồng và món bánh ú, hai trong số những điều đặc biệt nhất của lễ hội, bắt nguồn từ một câu chuyện về lòng yêu nước và chính trị.

Một nhân vật huyền thoại

Một trong những truyền thuyết lâu đời nhất về lễ hội này là một câu chuyện về Khuất Nguyên, một vị quan thanh liêm trong thời Chiến quốc của Trung Hoa. Từng là một cố vấn được tin cậy, ông đã bị hoàng đế trục xuất bởi nghe lời gièm pha của những âm mưu chính trị, và trong tâm trạng tuyệt vọng, ông đã gieo mình xuống sông tự vẫn.

Bởi vì ông rất được người dân yêu quý, nên các ngư dân đã đập mái chèo của họ lên mặt nước trong nỗ lực tuyệt vọng để xua đuổi những con cá ăn thịt người ở trên sông đang rỉa thịt cơ thể ông. Những người khác còn ném cơm được bọc trong lá xuống nước, với hy vọng rằng cá sẽ ăn cơm đó thay vì ăn thịt ông.

Những câu chuyện này đan xen với truyền thống của những ngư dân người Hoa, họ thường dùng thuyền hình rồng để làm yên lòng các thần rồng ở sông, lâu dần truyền thống đã này phát triển thành một môn thể thao dưới thời nhà Hán.

Hòa theo nhịp trống

Ngày nay, nhiều nét đặc trưng của các cuộc đua cổ xưa vẫn còn được giữ nguyên vẹn, bao gồm hình dáng chiếc thuyền nhỏ và hẹp, các con thuyền sơn hình đầu rồng và những chiếc trống giữ nhịp cho các tay chèo.

Ở Singapore, một không khí lễ hội tràn ngập khi những tay đua ra sức kéo mạnh mái chèo của họ, những người chỉ huy thì đánh trống, cờ được vẫy và khán giả cổ cũ nhiệt tình cho những đội họ yêu thích.

Các hoạt động sôi nổi, lịch sử bi tráng và tinh thần đồng đội gắn bó keo sơn, hòa quyện thành một cảnh tượng vô cùng náo nhiệt và lôi cuốn.

Điểm độc đáo

Món bánh thú vị!

Một điểm rất được yêu thích của lễ hội là món bánh ú làm từ gạo nếp (được gọi là ‘zhang’ trong tiếng Hoa) có hình tam giác, được bọc trong lá dứa và có nhiều loại nhân phong phú. Một phiên bản phổ biến của loại bánh này là bak zhang, có nhân thịt heo, củ năng, và nấm, trong khi phiên bản nonya (phong cách Peranakan*) lại bùng nổ hương vị của thịt kho, ngũ vị hương, và mứt bí đao. Còn loại Kee zhang thì không có nhân và ăn như một món bánh ngọt, thường chấm với đường hay đường si-rô gula melaka (có nghĩa là đường thốt nốt trong tiếng Mã Lai).

*Đây là từ Indonesia/Malay có nghĩa là "được sinh ra tại địa phương", thường chỉ những người có nguồn gốc Trung Hoa và Malay/Indonesia.

Khám phá thêm