Một trong những dạng kiến trúc địa phương phổ biến nhất là shophouse – những khối nhà hẹp xinh xắn đưa du khách đến gần với văn hóa và di sản châu Á hơn hầu hết các kiểu kiến trúc khác.

Một sự pha trộn các phong cách khác nhau
Cận cảnh dãy shophouse dọc theo Keong Saik Road

Theo truyền thống, một ngôi nhà shophouse thường có mặt tiền hẹp, với một lối đi có mái che ở phía trước dành cho người đi bộ (còn gọi là five-foot way). Những ngôi nhà này còn có khoảng sân nhỏ trong nhà, cầu thang mở và giếng trời để ánh sáng và không khí vào được bên trong, nếu không thì trong nhà sẽ rất tối và hẹp.

Những căn shophouse ở tại đây thể hiện các ảnh hưởng kiến trúc khác nhau, tùy vào vị trí của từng căn.

Một số giai đoạn cụ thể được xác định khi nói về kiến trúc của shophouse.

Cách tiếp cận tối giản trong Phong cách Sơ khai (Early Style) với ít hoặc không có trang trí, sự thanh nhã giản dị của Phong cách Chuyển đổi Thứ hai (Second Transitional Style) và phong cách hiện đại tinh giản của giai đoạn Art Deco, bỏ qua các chi tiết cầu kỳ và lợp ngói để sử dụng những cây cột thanh thoát và mái vòm.

Một sự pha trộn tài tình của những ảnh hưởng văn hóa
Khung cảnh dãy shophouse vào ban đêm tại Clarke Quay

Phong cách Về Sau (Late Style) chính là kiểu khiến người ta phải thán phục nhất, với cách sử dụng màu táo bạo và gạch lạ mắt, cũng như sự phối hợp phóng khoáng giữa các yếu tố Trung Hoa, Mã Lai và châu Âu.

Hãy mường tượng hình ảnh những trụ gạch bằng sứ và cửa thông gió hình cánh dơi đặt bên cạnh các chi tiết chạm trổ gỗ kiểu Mã Lai, cửa sổ kiểu Pháp, màn che kiểu Bồ Đào Nha và trụ bổ tường theo thức cột Corinth.

Clarke QuayJoo Chiat/Katong, Chinatown, Emerald Hill và còn nhiều khu vực khác, có rất nhiều ví dụ đặc sắc về kiểu nhà shophouse như miêu tả ở trên.

Hãy rảo bước dọc theo những lối đi “five-foot way” (lối đi dành cho người đi bộ) tại đây và tận mắt ngắm nhìn những công trình tuyệt mỹ của lịch sử kiến trúc Singapore.