Kéo dài bốn ngày, Lễ hội Hari Raya Haji dành để tưởng nhớ niềm tin và đức tin tuyệt đối vào Thượng Đế của Nhà tiên tri Ibrahim (tức Abraham).

Điều này được kể trong câu chuyện về Thượng Đế yêu cầu Ibrahim phải hiến tế con trai của mình là Ismail (tức Ishmael), một yêu cầu mà Ibrahim đã phục tùng tuyệt đối. Thượng Đế đã ngăn ông, và cho ông một con cừu để làm vật hiến tế thay vì con trai ông.

Cầu nguyện và hiến tế

Trong thời gian này, những tín đồ thường mặc những bộ trang phục đẹp nhất và tập trung tại các đền thờ để lắng nghe các bài giảng kinh và thỉnh nguyện.

Nhưng nghi lễ quan trọng nhất diễn ra lúc này là 'korban' (hiến tế). Những tín đồ sẽ đóng góp các con vật sống như cừu, cừu non, dê và bò, những con vật này sẽ bị hiến tế bằng một nhát cứa nhanh gọn trên cổ trong tiếng cầu nguyện rì rầm.

Hành động này nhắc nhở các tín đồ về sự tình nguyện của Nhà tiên tri Ibrahim khi ông sẵn lòng dâng lên Thượng Đế máu mủ ruột thịt của mình. Sau đó con vật sẽ được rửa sạch, thịt được cắt ra và phân phát cho những người thờ phụng và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Lòng khoan dung và đức tin
Người đàn ông theo đạo Hồi bên trong nhà thờ Hồi giáo

Ảnh chụp bởi Public Domain

Theo truyền thống, người trả tiền mua con vật sẽ được lấy một phần ba số thịt, một phần ba sẽ dành cho gia đình và bạn bè. Vì dịp lễ này xoay quanh tình thương, sự chia sẻ vật chất, và ghi nhớ phước lành, một phần ba số thịt cuối cùng thường được phân phát cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

Sau nghi lễ này, những người theo đạo Hồi sẽ đi thăm cha mẹ, gia đình và bạn bè, rồi cùng nhau quây quần ăn một bữa ăn.

Không có quá nhiều hoạt động ăn uống tiệc tùng hay hội hè đình đám, dịp lễ này chú trọng nhiều đến nhu cầu tinh thần hơn là vật chất.

Điểm Độc Đáo

Tiến trình của người hành hương

Hari Raya Haji cũng đánh dấu kết thúc 'hajj', chuyến hành hương hàng năm của những người theo đạo Hồi đến Thánh địa Mecca ở Ả Rập Xê Út. Hành trình gian khổ này lần theo dấu chân của Nhà tiên tri Muhammad và kết thúc bằng một chuỗi các nghi lễ mang tính biểu tượng khi tín đồ đã đến thành phố thiêng. 'Hajj' được coi là cột thứ năm trong đạo Hồi, và mỗi người theo đạo Hồi có thân thể lành lặn và đủ tài chính đều phải thực hiện chuyến hành hương này ít nhất một lần trong đời.

Khám phá thêm